Bố mẹ bị viêm gan B có lây sang con không?

Bố mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Bệnh viêm gan B rất nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng. Để hiểu rõ hơn về con đường lây nhiễm bệnh viêm gan B, Yo Sperm Test mời bạn đọc bài viết chia sẻ dưới đây do chuyên gia sinh sản của chúng tôi biên soạn!

Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B (HBV) gây ra, chúng tấn công và làm tổn thương gan, truyền nhiễm chủ yếu theo đường máu và đường tình dục, số ca mắc nhiều nhất thường gặp tại các nước đang phát triển.

Virus viêm gan B được phát hiện và nghiên cứu bởi nhà nhân chủng học y tế – TS.BS Baruch S.Blumberg. Năm 1976, ông được nhận giải thưởng Nobel về y học.

TS.BS Baruch S.Blumberg - người đầu tiên phát hiện virus viêm gan B
TS.BS Baruch S.Blumberg – người đầu tiên phát hiện virus viêm gan B

Ông cùng các cộng sự của mình đã sử dụng kháng thể của bệnh nhân nhiễm Hemophilia C với mục đích kiểm tra các mẫu máu được hiến tặng, ông đã nghiên cứu ra rằng hệ thống miễn dịch của người mắc bệnh hemophilia C sẽ tạo ra “kháng thể” chống lại protein huyết thanh từ các nguồn máu khác ngoài cơ thể.

Virus HBV có thể sống tốt ở nhiệt độ 100 độ C trong 30 phút và âm 20 độ C trong 20 năm. Khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày với thời gian ủ bệnh kéo dài từ 30-180 ngày.

Bệnh viêm gan B xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Tại Việt Nam số lượng người mắc bệnh chiếm hơn 20% dân số, trong đó nữ giới chiếm 8,8% và nam giới chiếm 12,3%. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, gây suy gan, xơ gan và lâu dần chuyển hóa thành ung thư gan.

Biểu hiện của bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B được chia thành: viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.

Viêm gan B cấp tính có:

  • Thời gian ủ bệnh từ 1-6 tháng.
  • Bệnh nhân thường có cảm giác cảm nhẹ, mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn, chán ăn, đau bụng,..
  • Những trường hợp bị viêm nặng sẽ dẫn đến khó ngủ, mê muội, lãng trí, bất tỉnh,..
  • Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể kéo dài 1-3 tháng), gan to, lách to, bàn tay ửng đỏ.

Viêm gan B mạn tính có diễn biến âm thầm và khó nhận biết, bệnh có thể kéo dài suốt đời.

  • Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng viêm cấp như sốt, kiệt sức, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, suy gan,…
  • Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi (tổn thương da).
  • Khi xảy ra biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, nam vú lớn hơn bình thường, tinh hoàn teo nhỏ đối với nam giới.
Một số biểu hiện của bệnh nhân nhiễm viêm gan B
Một số biểu hiện của bệnh nhân nhiễm viêm gan B

Viêm gan B lây qua đường nào?

Viêm gan B không lây qua đường hô hấp mà lây truyền từ người này sang người khác qua 3 con đường chính:

1. Lây truyền qua đường máu

Trong máu có chứa lượng HBV cao, ngoài ra trong dịch nhầy âm đạo, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu,.. Cũng phát hiện HBV nhưng với nồng độ thấp. Vì vậy khi da hoặc niêm mạc của người bình thường dính phải máu hoặc những dịch trên của người mắc bệnh viêm gan B, nguy cơ cao bạn sẽ bị lây nhiễm.

Những trường hợp không may bị nhiễm viêm gan B thường xảy ra như:

  • Trong quá trình thăm khám y tế: Dùng chung kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh qua vết thương hở.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, chỉ nha khoa,….
  • Sử dụng các dịch vụ phun xăm thẩm mỹ tại các cơ sở thiếu uy tín.
Bệnh viêm gan B lây truyền trực tiếp qua đường máu
Bệnh viêm gan B lây truyền trực tiếp qua đường máu

2. Lây truyền qua đường tình dục

Như đã đề cập ở trên, virus viêm gan B (HBV) xuất hiện cả trong nước bọt, dịch âm đạo và tinh dịch của nam nữ. Khi quan hệ tình dục không an toàn, các động tác cọ xát mạnh có thể gây trầy xước da và vùng niêm mạc giúp virus HBV dễ dàng xâm nhập vào trong. Ngoài ra khi bạn quan hệ bằng miệng cũng có khả năng lây nhiễm cao.

Vì vậy, bạn cần sử dụng biện pháp an toàn mỗi khi quan hệ, vừa giúp phòng tránh lây nhiễm viêm gan B vừa tránh mang thai ngoài ý muốn hiệu quả.

Bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục
Bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục

3. Lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Câu trả lời là có, theo một vài nghiên cứu khoa học có đến 95% người mẹ nhiễm virus viêm gan B lây truyền sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và cho con bú nếu không được phòng chống tốt.

Tùy thuộc vào từng thời điểm mắc bệnh mà tỷ lệ truyền nhiễm viêm gan B sẽ khác nhau:

  • Nếu người mẹ mắc virus HBV trong 3 tháng đầu thai kỳ thì tỷ lệ truyền sang con là 1%
  • Nếu người mẹ mắc viêm gan B trong ba tháng giữa thai kỳ thì tỷ lệ truyền sang con 10%
  • Nếu người mẹ mắc viêm gan B trong ba tháng cuối thai kỳ thì tỷ lệ truyền sang con là 60-70%.
  • Trường hợp khác, mẹ có thể lây truyền bệnh sang con qua núm vú bị trầy xước hoặc chảy máu khi đang cho con bú.
Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và cho con bú
Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và cho con bú

Vậy bố bị viêm gan B có lây sang con không? Rất nhiều trường hợp bố chủ quan nghĩ rằng bản thân không tiếp xúc trực tiếp với con nên sẽ không bị lây nhiễm, tuy nhiên bố hoàn toàn có thể lây bệnh sang con qua những cách sau:

Lây qua mẹ và mẹ truyền sang con

Trong trường hợp này bố là người gián tiếp lây bệnh sang con. Khi quan hệ tình dục không an toàn, qua tinh dịch của bố bị nhiễm bệnh sẽ dễ dàng lây truyền sang mẹ, nếu mẹ mang thai trong giai đoạn này, nguy cơ lây bệnh sang con rất cao.

Ngoài ra, bố bị viêm gan B có thể lây sang con thông qua đường máu khi bị trầy xước da, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng,….

Cách phòng ngừa viêm gan B lây nhiễm từ bố mẹ sang con

Một số cách giúp bố mẹ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B sang con được các bác sĩ tư vấn như:

Theo dõi sức khỏe định kỳ: Nếu bố mẹ cảm thấy bản thân mắc những dấu hiệu của bệnh kể trên, hãy đến ngay các cơ sở thăm khám gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông báo cho mọi người xung quanh khi bị mắc bệnh để họ tự chủ động phòng tránh. Đặc biệt là những người thân trong gia đình, không dùng chung đồ đạc cá nhân, quan hệ vợ chồng an toàn và tránh làm trầy xước, chảy máu da khi bị bệnh.

Trường hợp nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B trong quá trình mang thai. Hãy tiêm chủng định kỳ vắc xin virus HBV cho trẻ sau khi sinh, sau đó tiêm đầy đủ các liều vắc-xin viêm gan B theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu mẹ có HBV-DNA > 106 copies/ml khi mang thai thì 3 tháng cuối thai kỳ nên sử dụng thuốc kháng virus trước khi sinh bé, xét nghiệm HBV-DNA thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời cho bé.

Xây dựng nếp sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, tập luyện thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt cho cơ thể giúp chống chọi tốt với virus HBV.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: chất đạm (cá, thịt gà, lòng trắng trứng và đậu), các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, sản phẩm sữa ít béo và không béo, trái cây, rau xanh, thực phẩm dễ tiêu hóa.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây tổn thương cho gan như:

  • Thực phẩm chiên, xào, quay,.. nhiều dầu mỡ.
  • Các món ăn cay nóng như ớt, gừng, cari,..
  • Các loại cá biến như cá thu, cá ngừ,.. Có thể dễ gây xuất huyết.
  • Thực phẩm nhiều đường, các chất kích thích, đồ ăn chưa được nấu chín.
  • Các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, nội tạng động vật, tôm,….chứa nhiều chất sắt khiến gan quá tải và máu dư thừa sắt không tốt cho người bệnh viêm gan vius siêu vi B.
Một số cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B ai cũng nên biết
Một số cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm gan B ai cũng nên biết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bố mẹ bị viêm gan B có lây sang con không? Phòng ngừa virus viêm gan B ngay hôm nay vì sức khỏe cộng đồng và gia đình của bạn. Nếu có thêm ý kiến đóng góp hãy để lại bình luận bên dưới và đừng quên tham gia vào Hội Ươm Mầm Hạnh Phúc – Đón Con Yêu để được các chuyên gia tư vấn về sức khỏe sinh sản bạn nhé!

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments