Mẹ bầu là F0 có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với tình trạng dịch bệnh Covid- 19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, chắc hẳn tất cả phụ nữ đang mang thai không khỏi lo lắng cho sức khỏe của mình và em bé sắp chào đời. Điều mà mẹ bầu quan tâm nhất là nếu không may là F0 thì có ảnh hưởng đến thai nhi không, có nguy hiểm không? Hãy để Yo Sperm Test giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Phụ nữ mang bầu nhiễm Covid-19 có nguy hiểm không?

1. Covid-19 ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào?

Thai kỳ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ làm cho thai phụ khi nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao bị chuyển biến nặng hơn so với những đối tượng khác. Hệ miễn dịch của họ dễ bị tổn thương bởi các virus gây bệnh qua đường hô hấp như virus Corona. 

Phụ nữ mắc Covid khi đang mang thai sẽ gây khó khăn cho việc điều trị và dễ xảy ra các biến chứng hô hấp. Trong trường hợp bệnh nặng, họ có thể phải sử dụng kháng sinh liều cao, thở máy hay can thiệp hỗ trợ thông khí ECMO, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.   

Mẹ bầu mắc Covid- 19 nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn so với người bình thường
Mẹ bầu mắc Covid- 19 nguy cơ bệnh diễn biến nặng hơn so với người bình thường

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người mẹ, việc nhiễm SARS-CoV-2 gây nguy hiểm như sau:

  • Đối với thai phụ bình thường, không mắc bệnh lý: Với những thai phụ không có bệnh nền, viêm phổi do virus Corona có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai hay thai chậm phát triển,… Các nguy cơ này hay xảy ra ở những tuần đầu hoặc 3 tháng đầu của thai kỳ. Rất may là không có bằng chứng nào chứng minh Covid-19 gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi. 
  • Đối với thai phụ có bệnh nền: Những thai phụ trước đó đã mắc phải các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường thai kỳ, huyết áp,… khi bị nhiễm virus Corona, tình trạng sức khỏe của họ dễ bị chuyển biến xấu hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nền và tăng nguy cơ phải nhập viện. Từ đó gia tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu… 

2. Thai phụ nhiễm Covid-19 có lây sang con không?

Khi trở thành F0, mẹ bầu thường lo lắng sẽ lây nhiễm virus cho thai nhi hoặc em bé mới sinh. Theo nghiên cứu, chưa có bằng chứng nào cho thấy thai nhi có thể bị lây nhiễm trong thai kỳ (được gọi là lây truyền theo chiều dọc). Nguy cơ lây truyền theo chiều dọc trước khi sinh dường như không có hoặc thấp, có thể chỉ gần 1% nên mẹ có thể yên tâm phần nào.

Cụ thể, hầu hết các mẫu xét nghiệm máu cuống rốn, nước ối, rau thai và dịch âm đạo của thai phụ nhiễm Covid-19 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hơn nữa, hầu hết kết quả xét nghiệm dịch mũi hoặc họng được lấy từ trẻ vừa mới ra đời có mẹ mắc Covid-19 cũng âm tính với virus. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) còn khuyến cáo mẹ nhiễm virus Corona vẫn nên duy trì cái ôm đầu tiên cho con ngay sau sinh. 

Virus Corona không lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ
Virus Corona không lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn thai kỳ

Như vậy, ít có khả năng lây truyền virus Corona từ mẹ sang em bé trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ mắc Covid-19 dễ gặp nguy hiểm hơn nhiều đối tượng khác và có thể gây một số ảnh hưởng đến thai nhi nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng. Do đó, ngoài việc tiêm phòng vắc xin, mẹ bầu cần chủ động bảo vệ mình trước virus SARS-CoV-2 bằng cách tuân thủ quy tắc 5K và nâng cao sức đề kháng. 

Thai phụ mắc Covid-19 cần phải làm gì?

Nếu không may bị nhiễm virus Corona mặc dù đã thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống dịch thì mẹ bầu cần phải làm gì? Khi gặp phải những triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, thai phụ cần hết sức bình tĩnh, không nên quá lo sợ và liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn và hỗ trợ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau:

1. Trường hợp điều trị tại nhà:

Đối với những thai phụ không béo phì và không có bệnh nền hoặc bệnh nền đã được điều trị ổn định, sau 7 ngày điều trị tại các cơ sở y tế và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc dương tính nhưng tải lượng virus thấp sẽ được cho về nhà tự cách ly và theo dõi. 

Trong khoảng thời gian cách ly tại nhà, mẹ bầu cần chú ý: 

– Thường xuyên đeo khẩu trang và thay khẩu trang 2 lần/ ngày.

– Thường xuyên khử khuẩn tay và các bề mặt đồ vật hay tiếp xúc. 

– Tuân thủ đúng theo đơn thuốc và chỉ định của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

– Đo thân nhiệt 2 lần/ ngày, nhất là khi có dấu hiệu sốt. Nếu sốt cao trên 38.5 độ C thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc hạ sốt. 

– Uống đủ nước và bù nước bằng nước điện giải Oresol. 

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng.

– Tập thể dục nhẹ nhàng và tập bài tập hít thở khoảng 15 phút mỗi ngày.

– Liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm: Thuốc bổ trước khi mang thai?

Thai phụ cần nâng cao sức đề kháng để đối phó với Covid
Thai phụ cần nâng cao sức đề kháng để đối phó với Covid

2. Trường hợp nhập viện điều trị

Nếu tình trạng bệnh của thai phụ mắc Covid-19 chuyển biến nặng, người nhà cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị. Bao gồm những biểu hiện sau: sốt cao liên tục, li bì, chỉ số SpO2 dưới 95%, thở nhanh trên 20 lần/phút, đau tức ngực, môi và tay chân tím tái,…

Trong trường hợp xấu, tình trạng bệnh nghiêm trọng, thai phụ ở tình trạng nguy kịch, các bác sĩ có thể phải cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ nếu thai trên 32 tuần tuổi. Còn nếu thai kỳ dưới 32 tuần tuổi và tình trạng của mẹ dần ổn định, có thể trì hoãn việc chấm dứt thai kỳ. Nếu có dấu hiệu chuyển dạ thì có thể sử dụng phương pháp mổ lấy thai hoặc đẻ thường. 

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 lên mẹ bầu cũng như thai nhi. Các mẹ hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để có thể đương đầu với dịch bệnh và có một hành trình vượt cạn thành công nhé! 

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments