Mắc suy tinh hoàn có chữa được không?

Suy tinh hoàn có chữa được không? Tình trạng này (hay còn gọi suy sinh dục) là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. Không chỉ vậy, suy tinh hoàn ở dạng nặng còn có thể dẫn tới hiếm muộn nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân của căn bệnh là này là gì? Dấu hiệu ra sao và cách khắc phục suy tinh hoàn thế nào? Hãy theo chân Yo Sperm Test , HỘI ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC – ĐÓN CON YÊU tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Suy tinh hoàn là gì?

Suy tinh hoàn là một hội chứng liên quan đến suy giảm một hoặc cả hai chức năng chính của tinh hoàn là sản sinh tinh trùng – chức năng ngoại tiết – và sản xuất Testosterone – chức năng nội tiết. Sự suy giảm này có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời của người nam giới từ thời kỳ phôi thai đến khi lớn tuổi.

Nếu suy giảm nội tiết xuất hiện trước dậy thì sẽ gây ảnh hưởng lên toàn bộ tuyến sinh dục, nếu xuất hiện sau dậy thì thì sớm muộn cũng kéo theo sự suy giảm ngoại tiết. Còn suy giảm ngoại tiết chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản (do không thể hoặc chỉ sản xuất được rất ít tinh trùng) mà ít khi ảnh hưởng đến chức năng nội tiết cũng như toàn bộ tuyến sinh dục.

Như vậy có thể thấy, suy tinh hoàn ở nam giới có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng tình dục và đặc biệt là sinh sản ở nam giới.

1. Vai trò của tinh hoàn

Tinh hoàn có vai trò rất quan trọng đối với sinh sản của nam giới. Tinh hoàn là nơi sản sinh ra tinh trùng và hormone nội tiết tố nam Testosterone. Cả hai chức năng này đều chịu sự giám sát và điều hòa của tuyến yên.

Tinh trùng có vai trò không thể thay thế trong quá trình sinh sản và duy trì nòi giống. Trong khi đó, hormone Testosterone có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển các đặc tính sinh dục, sinh lý ở nam giới. 

Testosterone thực hiện nhiệm vụ khởi động và duy trì các chức năng sinh sản và sinh lý của nam giới. Về tình dục, nó giúp cho nam giới tăng hưng phấn và khả năng cương cứng của dương vật, giúp kiểm soát xuất tinh tốt hơn và tăng khoái cảm. Về sinh sản, nó kích thích khả năng sinh tinh của tinh hoàn, những người có nồng độ Testosterone thấp thường có tình trạng thiểu năng tinh trùng (số lượng, độ di động và dị dạng tinh trùng).

Suy tinh hoàn ảnh hưởng tới sinh sản và sinh lý
Tinh hoàn có chức năng sản sinh tinh trùng và nội tiết tố Testosterone

2. Suy tinh hoàn ảnh hay suy tinh dục sẽ ảnh hưởng tới việc có con

Suy tinh hoàn (hay suy sinh dục) có ảnh hưởng rất lớn đến việc thụ thai. Việc sản sinh ra ít tinh trùng với chất lượng tinh trùng kém làm cho khả năng tinh trùng gặp được trứng thấp. Bên cạnh đó, cùng với lượng Testosterone sụt giảm, dương vật khó cương cứng, ham muốn tình dục của nam giới cũng giảm theo. 

Tinh trùng yếu kết hợp với việc không còn ham muốn tình dục không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục mà còn khiến cho nguy cơ hiếm muộn ở nam giới cao hơn. Do vậy, bệnh suy tinh hoàn cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến suy tinh hoàn

Suy tinh hoàn được chia làm 2 loại là suy tinh hoàn nguyên phát và suy tinh hoàn thứ phát dựa vào nồng độ hormone tuyến yên FSH và LH.

Suy tinh hoàn nguyên phát thường có nồng độ FSH và LH tăng rất cao. Nguyên nhân gây ra suy tinh hoàn nguyên phát gồm:

  • Suy tinh hoàn do có nhiếm sắc thể bất thường: Bệnh Klinelfeter – thừa 1 NST X gây nên suy giảm tuyến sinh dục.
  • Suy tinh hoàn do bị nhiễm độc: do tiếp xúc với nhiều các tác nhân như khói thuốc lá, bia rượu, đồ nhựa có chứa Pathalat,… hoặc nhiễm phải các chất độc hóa học.
  • Suy tinh hoàn do tiền sử bị quai bị:  nhiễm virus quai bị ở thời kỳ trước và đang dậy thì có biến chứng viêm tinh hoàn dễ để lại tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và sản xuất Testosterone.
  • Suy tinh hoàn do thừa sắt: quá nhiều sắt được hấp thu hay thoái hóa hồng cầu do bệnh tan máu sẽ gây nên tình trạng rối loạn hoạt động của tinh hoàn và tuyến yên.
  • Suy tinh hoàn do bị chấn thương: Phần lớn tổn thương tinh hoàn là do chấn thương (bị tấn công, va chạm xe cơ giới, chấn thương do chơi thể thao…). Đây được coi là yếu tố gây bệnh tiềm ẩn. Các tổn thương gặp phải này nếu ở tình trạng nặng và không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới suy tinh hoàn.
  • Suy tinh hoàn do ung thư và điều trị ung thư: ung thư tinh hoàn hoặc ung thư từ nơi khác di căn đến phải tiến hành cắt bỏ tinh hoàn; hoặc việc điều trị bằng sử dụng hóa chất, tia xạ làm tổn thương tế bào mầm, tế bào Legdig và Stertoli dẫn đến suy tinh hoàn.

Suy tinh hoàn thứ phát có nồng độ FSH và LH bình thường hoặc thấp. Nguyên nhân gây ra suy tinh hoàn thứ phát gồm:

  • Suy tinh hoàn do thuốc: Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh gây ra tác dụng phụ không mong muốn là một trong những nguyên nhân có thể gây suy tinh hoàn. Các loại thuốc có thể kể tới như: thuốc kháng viêm Glucocorticoid, thuốc trị nấm Ketoconazole, một số loại thuốc giảm đau nhóm Opioid,…
  • Suy tinh hoàn do rối loạn tuyến yên: rối loạn về chức năng có thể dẫn tới giảm sản xuất FSH, LH do đó không kích thích tuyến sinh dục phát triển, hoặc có thể do rối loạn làm tăng tiết hormone khác dẫn tới rối loạn chức năng tuyến và hậu quả là suy sinh dục.
  • Suy tinh hoàn do mắc phải một số bệnh lý khác: bệnh huyết sắc tố, viêm tinh hoàn, xơ nang, xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh,…

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố khác dẫn đến suy tinh hoàn, bao gồm:

  • Thường xuyên đi xe máy hoặc đi xe đạp, do chấn thương bìu ở mức độ thấp, liên tục.
  • Béo phì, lão hóa
  • Sử dụng chất kích thích 
  • Do một số tật bẩm sinh: tinh hoàn ẩn khi sinh
Suy tinh hoàn do tác dụng phụ của 1 số loại thuốc
Suy tinh hoàn do tác dụng phụ của 1 số loại thuốc

Dấu hiệu của suy tinh hoàn và suy sinh dục nam giới

Bệnh suy tinh hoàn có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào thời gian bắt đầu xảy ra các hiện tượng suy giảm sinh dục. Thường sẽ chia thành 3 mốc thời gian chính: giai đoạn bào thai, tiền dậy thì và dậy thì, sau dậy thì ở nam giới.

Suy tinh hoàn xảy ra ở giai đoạn bào thai: biểu hiện của suy sinh dục trong thời kỳ này thường là hậu quả suy giảm chức năng nội tiết (thiếu hụt Testosterone).

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, em bé có thể có biểu hiện dương vật nhỏ, lỗ đái thấp, môi lớn phì đại. Nặng hơn nữa là tình trạng lưỡng giới (dương vật không nở ra mà thay vào đó là môi lớn, âm hộ, âm đạo…).
  • 3 tháng giữa thai kỳ: nếu bắt đầu thiếu hụt ở giai đoạn này, em bé có thể bị tinh hoàn ẩn.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: sự thiếu hụt Testosterone có thể làm cho em bé có dương vật nhỏ, tinh hoàn ẩn cũng như thiểu năng tinh trùng hay tình trạng giảm Testosterone khi trưởng thành.

Suy tinh hoàn xảy ra ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì

Các bé trai trong độ tuổi này bị rối loạn hoặc không dậy thì với các biểu hiện kèm theo như không vỡ giọng, không mọc râu, phân bố lông sinh dục lưa thưa, cơ và bộ phận sinh dục không phát triển, không sản xuất được tinh trùng.

Suy tinh hoàn xảy ra sau độ tuổi dậy thì: 

Một số triệu chứng thông thường của suy sinh dục nam như xuất tinh sớm, không xuất tinh, giảm hoặc mất ham muốn tình dục, mất khả năng cương dương, giảm nhạy cảm ở đầu dương vật… 

Đi kèm với đó là tình trạng mất ngủ, tinh thần sa sút, mệt mỏi, nóng giận thất thường, mỡ phát triển vùng bụng, đau nhức xương, thậm chí có thể trầm cảm.

Tuy nhiên, lưu ý rằng các dấu hiệu trên đều không đặc hiệu với bệnh, nam giới nghi ngờ bị suy tinh hoàn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Hội chứng suy sinh dục
Hội chứng suy sinh dục

Suy tinh hoàn có chữa được không?

Việc điều trị bệnh suy tinh hoàn ở nam giới tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. 

  • Nếu nguyên nhân suy tinh hoàn là do tác dụng phụ của thuốc: bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có phương án ngừng hoặc đổi sang một loại thuốc tương đương nhưng không có thành phần gây nguy hại cho tinh hoàn.
  • Trường hợp suy tinh hoàn do: lạm dụng chất kích thích; thường xuyên đi xe đạp, xe máy,… thì cần tránh các hoạt động này. Nếu suy tinh hoàn ở thể nhẹ thì khả năng tinh hoàn tự bình phục được.là rất khả quan.
  • Trong trường hợp suy tinh hoàn nặng, nam giới có chức năng tinh hoàn bị tổn thương không thể phục hồi, liệu pháp thay thế testosterone đang được giới chuyên môn đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị.

Liệu pháp thay thế testosterone là một lựa chọn điều trị phổ biến cho nam giới có nồng độ testosterone thấp, đặc biệt là có các triệu chứng của suy sinh dục. Liệu pháp thay thế testosterone đã tạo ra kết quả rất tích cực và giúp nhiều người lấy lại “phong độ, bản lĩnh đàn ông” đã bị mất do lượng testosterone tinh hoàn sản sinh ra thấp.

Testosterone sụt giảm do suy tinh hoàn
Testosterone sụt giảm do suy tinh hoàn

Tuy nhiên, liệu pháp này vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định. Liệu pháp này có thể làm cho tuyến tiền liệt phát triển quá mức, tăng hồng cầu, mức cholesterol bất thường và có những thay đổi trong tâm trạng và ngủ nghỉ,…Liệu pháp thay thế testosterone cũng có thể không được khuyến nghị với một số nam giới mắc các bệnh như:

  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư vú nam
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Các triệu chứng đường tiết niệu
  • Suy tim sung huyết
  • Số lượng hồng cầu cao
  • Testosterone thấp do lão hóa, tuổi già…

Suy tinh hoàn tuy không phải là bệnh lý nam khoa phổ biến nhưng nếu không may mắc phải, nam giới có thể sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong cả về đời sống và quan hệ tình dục. Bên cạnh việc thăm khám và điều trị bệnh kịp thời theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, các anh nam giới cũng có thể tham gia vào HỘI ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC – ĐÓN CON YÊU để nhận các tài liệu cải thiện tình trạng suy tinh hoàn và khả năng sinh sản, sinh lý nam giới.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments