7 mũi tiêm vắc xin trước khi mang thai bố mẹ nhất định phải biết!

Tiêm vắc xin trước khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp bảo vệ trực tiếp sức khỏe của mẹ và bé trong suốt cả thai kỳ cũng như quá trình sinh nở về sau. Cùng Yo Sperm Test tìm hiểu 7 loại vắc-xin nhất định bố mẹ cần tiêm trước khi có kế hoạch sinh con nhé!

Các mũi tiêm vắc xin trước khi mang thai

Dưới đây là 7 loại vắc xin mẹ cần tiêm trước khi mang thai để sức khỏe cả mẹ và bé luôn được bảo vệ tốt trong suốt thai kỳ cũng như quá trình lớn khôn sau này:

Các loại mũi tiêm trước khi mang thai
Danh sách các mũi tiêm vắc xin trước khi mang thai dành cho mẹ

Lưu ý: Đối với mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi, có một số mũi tiêm phòng không cần nhắc lại. Để biết nên tiêm những mũi vắc xin nào và thời gian nên tiêm nên bắt đầu từ bao giờ, mời mẹ tham gia Cộng Đồng Ươm Mầm Hạnh Phúc – Đón Con Yêu để nhận ngay phiếu Hướng dẫn chi tiết các loại mũi tiêm, thời gian bắt đầu và thứ tự tiêm chủng các loại Vắc-xin cực chuẩn xác và hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Hướng dẫn tiêm chủng

Bên cạnh việc tìm hiểu về các mũi tiêm trước khi mang thai, bố mẹ cũng cần lưu ý chuẩn bị kỹ về mặt kiến thức và sức khỏe để dễ dàng thụ thai như ý và giúp mẹ có 1 thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Dưới đây là một số tài liệu vô cùng hữu ích mà mẹ chuẩn bị mang thai nên có. Tham gia Cộng Đồng Ươm Mầm Hạnh Phúc – Đón Con Yêu ngay để được nhận hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Nhận ngay những hướng dẫn bổ ích
Tham gia Hội để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích, chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai

Một số câu hỏi khác về việc tiêm vắc xin trước khi mang thai

Không chỉ tìm hiểu về những loại vắc xin cần tiêm, còn rất nhiều băn khoăn khác xoay quanh vấn đề này được bố mẹ đưa ra. Dưới đây là một số giải đáp dành cho những thắc mắc này. 

1. Sau khi tiêm vắc xin bao lâu có thể mang thai?

Tùy thuộc vào từng loại mũi tiêm mà thời gian mẹ cần kiêng trước khi thụ thai là khác nhau. Có mũi tiêm các mẹ hoàn toàn có thể tiêm ngay trong lúc mang thai nhưng cũng có những loại buộc phải tiêm vào thời điểm trước thụ thai tối thiểu một khoảng thời gian nhất định để cơ thể  sản sinh ra đủ lượng kháng thể chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, theo chuyên gia sau khi tiêm vắc xin ít nhất 1 tháng thì mẹ có thể mang thai.

Tìm hiểu quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay?

2. Tiêm phòng trước khi mang thai có được quan hệ?

Hiện nay, vẫn chưa có khuyến cáo nào về việc không được quan hệ tình dục trong thời gian tiêm phòng trước khi mang thai. Điều này đồng nghĩa với việc nếu sức khỏe cho phép, phụ nữ hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường. 

Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn đến khi hoàn thành lịch tiêm chủng và giữ thời gian tối thiểu 3 tháng sau liều cuối cùng để đảm bảo hiệu quả tiêm ngừa phát huy tốt nhất, đồng thời tránh được các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Nhắc nhở: Nếu bố mẹ quan hệ trong thời điểm tiêm vắc xin trước khi mang thai này thì chỉ nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn như sử dụng bao cao su. Không nên đặt vòng hay sử dụng thuốc tránh thai vì như vậy dễ ảnh hưởng đến nội tiết tố của mẹ, khiến khó thụ thai.

Đối với những mẹ đang đặt vòng tránh thai, hãy chú ý tháo vòng trước khi thả 3 tháng để ổn định nội tiết và kinh nguyệt. Mẹ có thể áp dụng Thực đơn 21 ngày điều hòa nội tiết, làm mẩy trứng, đẹp niêm mạc cho mẹ sau khi tháo vòng tại cộng đồng Ươm Mầm Hạnh Phúc – Đón Con Yêu. Đây là thực đơn được xây dựng bởi các chuyên gia trong ngành nên mẹ hãy an tâm áp dụng nhé!

Thực đơn bổ trứng cho mẹ
Nhận ngay thực đơn điều hòa nội tiết, làm mẩy trứng, tăng cơ hội thụ thai

3. Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?

Nhiều mẹ không muốn tiêm phòng trước khi mang thai vì lo ngại vắc xin chứa virus sống sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai cũng như sự phát triển sau này của thai nhi. Tuy nhiên, các vắc xin trong danh mục được khuyến cáo tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ đều đã được nghiên cứu và kiểm chứng kỹ càng từ các bác sĩ hàng đầu trên thế giới, đảm bảo độ an toàn cho cả mẹ và bé sau tiêm.

Bên cạnh đó, khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị suy giảm. Nếu không may trong thai kỳ, mẹ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella,… có thể sẽ khiến thai nhi tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh. Thậm chí có những trường hợp, thai nhi có thể ngừng phát triển và chết lưu trong bụng mẹ.

4. Xử trí thế nào khi biết mình mang thai sau khi vừa tiêm phòng xong?

Nếu vừa tiêm vắc xin Cúm xong mà phát hiện mang thai thì mẹ không cần phải lo lắng gì cả. Vì đây là loại vắc xin bất hoạt, không có ảnh hưởng bất lợi gì đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ còn có thể tiêm loại vắc xin này vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. 

Tuy nhiên, với những loại vắc xin khác, mẹ cần thăm khám bác sĩ và thông báo đầy đủ lịch sử tiêm chủng của mình cũng như hiện trạng sức khỏe cơ thể. Sau đó, mẹ hãy tiếp tục theo dõi cơ thể cũng như thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ.

Sau khoảng 1 – 2 tháng mang thai, mẹ hãy thực hiện siêu âm và xét nghiệm để có những giải pháp tiếp theo. 

Cách xử lý khi phát hiện mang thai sau khi tiêm phòng
Tùy vào từng loại vắc xin mà có những cách xử lý khác nhau

Việc trang bị một kiến thức đầy đủ về tiêm vắc xin trước khi mang thai sẽ giúp mẹ bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân và con yêu trong tương lai. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ, đặc biệt là các bố mẹ đang có dự định mang thai chuẩn bị sẵn sàng để sinh con khỏe mạnh.

guest
10 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments