10 Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ cần chú ý!

Vô sinh nữ chiếm tới 40% nguyên nhân hiếm muộn con ở các cặp vợ chồng và ngày càng trẻ hóa. Do vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng vô sinh ở phụ nữ sẽ giúp các mẹ có hướng thăm khám và điều trị kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh lý này. Ngày hôm nay, bạn đọc hãy cùng Yo SpermƯơm Mầm Hạnh Phúc – Đón Con Yêu điểm mặt 10 triệu chứng vô sinh ở phụ nữ trong bài viết dưới đây nhé!

Vô sinh ở nữ là như thế nào?

Vô sinh ở nữ là trường hợp vô sinh, không có con do nguyên nhân xuất phát từ người vợ. Mặc dù hai vợ chồng vẫn quan hệ tình dục đều đặn vẫn không có thai.

Vô sinh ở nữ được chia làm 2 loại:

  • Vô sinh nữ nguyên phát: người phụ nữ chưa từng mang thai trước đó, mặc dù có quan hệ tình dục thường xuyên và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng sau hơn 1 năm cố gắng vẫn không có kết quả.
  • Vô sinh nữ thứ phát: người phụ nữ trước đây đã từng có con hoặc có thai nhưng sau đó lại không thể mang thai lại mặc dù không dùng biện pháp bảo vệ và quan hệ tình dục thường xuyên, đều đặn trong vòng 1 năm.
Vô sinh nữ ngày càng có xu hướng trẻ hóa
Vô sinh nữ ngày càng có xu hướng trẻ hóa

10 dấu hiệu, triệu chứng vô sinh ở phụ nữ

Các triệu chứng vô sinh ở phụ nữ rất đa dạng, có thể có hoặc không có triệu chứng rõ ràng tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có 10 triệu chứng điển hình gây vô sinh ở phụ nữ cần đặc biệt lưu ý, đó là:

1. Quan hệ nhiều lần nhưng vẫn không có thai

Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ dễ nhận biết nhất là không có thai. Nếu một phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục đều đặn (2-3 lần/tuần) và không sử dụng các biện pháp an toàn mà sau 1 năm (đối với phụ nữ dưới 35 tuổi) hoặc 6 tháng (đối với phụ nữ trên 35 tuổi) vẫn không có thai thì người này cần phải đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị vô sinh nữ kịp thời.

2. Chậm hoặc không phát triển tuyến vú

Tuyến vú phát triển kém hoặc không phát triển không chỉ gây cảm giác tự ti mà còn có thể báo hiệu triệu chứng vô sinh ở phụ nữ. Khi bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng ở nữ giới tiết ra hormone nội tiết tố estrogen có tác dụng làm tăng sinh ống dẫn sữa, phát triển tuyến sữa và hỗ trợ liên kết các mô mỡ ở vùng ngực, giúp cho ngực phát triển nhanh chóng, săn chắc và đầy đặn hơn.

Nếu phụ nữ đến 18 tuổi mà không nhận thấy khuôn ngực phát triển hoặc phát triển chậm và hai bên bầu ngực có độ lớn không đồng đều thì đây chính là dấu hiệu của sự thiếu hụt estrogen. Việc thiếu hormone nội tiết tố estrogen này cũng ảnh hưởng ngược lại buồng trứng và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng vô sinh ở nữ.

Vòng 1 không phát triển do thiếu hụt Estrogen có thể gây vô sinh ở nữ giới
Vòng 1 không phát triển do thiếu hụt Estrogen có thể gây vô sinh ở nữ giới

3. Tiết dịch trắng ở ngực

Nếu cơ thể nữ giới đột nhiên xuất hiện chất dịch màu trắng đục tiết ra từ ngực giống như sữa nhưng không phải do mang thai hay đang cho con bú thì đó là một biểu hiện của nồng độ hormone prolactin trong máu tăng cao.

Khi hàm lượng prolactin tăng quá mức sẽ ngăn cản khả năng rụng trứng ở người phụ nữ. Điều này đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh ở nữ giới sẽ bị dừng hẳn (tắt kinh) và họ sẽ mất đi khả năng có con.

Ở một mức độ nhẹ hơn, người bị chỉ số prolactin tăng cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng cơ thể không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi trứng rụng. Thiếu hụt progesterone khiến cho lớp niêm mạc không đủ dày, trứng thụ tinh không thể tiến hành làm tổ và thai kỳ không xảy ra.

4. Dịch âm đạo không bình thường

Dịch âm đạo bình thường tiết ra sẽ có màu trong suốt, màu kem hoặc trắng, có chất trơn và đặc như lòng trắng trứng. Lượng dịch này có thể tiết nhiều hơn ở các thời điểm: trước khi rụng trứng, khi kích thích tình dục và trong khi mang thai.

Trong trường hợp dịch âm đạo của bạn tiết ra có có biểu hiện bất thường như: dịch có màu xanh hoặc vàng kèm mùi khó chịu,… thì có thể đó là những biểu hiện của việc viêm nhiễm phụ khoa hoặc lây nhiễm các bệnh về đường tình dục khác. Những bệnh lý này nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây vô sinh ở nữ bất cứ lúc nào.

Dịch âm đạo màu bất thường có thể là một triệu chứng vô sinh ở phụ nữ
Dịch âm đạo màu bất thường có thể là một triệu chứng vô sinh ở phụ nữ

5. Rối loạn kinh nguyệt liên tục từ khi dậy thì – một triệu chứng vô sinh ở phụ nữ phổ biến

Tình trạng chu kỳ kinh nguyệt là thước đo phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi với mức độ và biểu hiện khác nhau như: dậy thì, sau sinh con, mãn kinh…

Rối loạn kinh nguyệt liên tục từ tuổi dậy thì ở phụ nữ có thể là triệu chứng của một bệnh lý, có thể do nội tiết, tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ. Nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, rối loạn kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ.

6. Rối loạn nội tiết tố

Bên cạnh việc mang lại vẻ đẹp, sự trẻ trung và nữ tính, nội tiết tố còn đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản của phái đẹp. Do vậy, các triệu chứng vô sinh ở phụ nữ ban đầu có thể biểu hiện bằng việc rối loạn sản xuất và điều tiết nội tiết tố.

Khi nội tiết tố bị mất cân bằng, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng, tử cung, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.

  • Rối loạn rụng trứng: Nếu trong thời gian dài không rụng trứng, quá trình trao đổi chất sẽ bị rối loạn, nội mạc tử cung tăng sản. Điều này rất dễ gây ra ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư vú, từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Giai đoạn hoàng thể bị thiếu và hoàng thể ngắn có thể dẫn đến nội mạc tử cung phát triển không tốt, từ đó làm cản trở sự rụng trứng hoặc dù trứng có được thụ thai thành công thì cũng dễ bị sẩy thai.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết dẫn đến phát sinh các loại bệnh về tuyến giáp (cường giáp), thận, tuyến yên cũng dẫn đến vô sinh nữ.

Cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều

Một số biểu hiện rối loạn nội tiết tố ở nữ
Một số biểu hiện rối loạn nội tiết tố ở nữ

7. Vô sinh nữ – thường xuyên đau vùng xương chậu

Nếu liên tục cảm thấy đau dữ dội ở vùng chậu khi quan hệ tình dục hoặc khi đi vệ sinh, thậm chí là các cơn đau có thể xảy ra ngẫu nhiên mà không rõ lý do khiến cơ thể nữ giới cảm thấy mệt mỏi, mất sức thì có khả năng cao đó là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể nữ giới đang mắc phải một số bệnh lý ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản. U xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung đều là những tình trạng bệnh lý có thể gây ra những cơn đau vùng chậu nghiêm trọng này.

Thường xuyên đau vùng chậu là triệu chứng vô sinh ở phụ nữ
Thường xuyên đau vùng chậu là triệu chứng vô sinh ở phụ nữ

8. Luôn cảm thấy cơ thể nóng ran

Nếu cơ thể nữ giới thường xuyên nóng ran làm cho các vùng da ở mặt, cổ và ngực đỏ bừng và đổ mồ hôi thì có thể cơ thể bạn đang đối mặt với tình trạng mãn kinh sớm hoặc mãn kinh. Về mặt sinh học, phụ nữ thường bước vào thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi ngoài 50, tuy nhiên cũng có một số người bị mãn kinh sớm ở độ tuổi trẻ hơn.

Phụ nữ gặp tình trạng mãn kinh sớm là sự đánh dấu kết thúc thời gian sinh nở. Đây là vấn đề khó điều trị nhất và cần có sự chẩn đoán sớm để được can thiệp kịp thời.

9. Nữ giới đang gặp tình trạng béo phì

Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ tiếp theo thường gặp phải ở phụ nữ có thể trạng béo phì. Cân nặng của nữ giới đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản của họ. Theo nhiều nghiên cứu, đối với phụ nữ bị béo phì, việc giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng bắt đầu quá trình rụng trứng hơn.

Trên thực tế, một số nguyên nhân nội tiết tố gây vô sinh cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng ở nữ giới. Ví dụ, hội chứng buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ béo phì của phụ nữ.

Béo phì khiến nữ giới gặp khó khăn khi thụ thai
Béo phì khiến nữ giới gặp khó khăn khi thụ thai

10. Cảm thấy stress liên tục trong công việc và cuộc sống

Căng thẳng, lo âu, liên tục gặp stress trong công việc và cuộc sống làm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội mang thai của nữ giới.  Phụ nữ phải chịu áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cho buồng trứng không tiếp tục bài tiết hormone nữ, rụng trứng, kinh nguyệt thất thường, thậm chí tắc kinh. Điều đó khiến quá trình thụ thai ở nữ giới gặp khó khăn, khả năng sinh sản vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Căng thẳng, stress kéo dài tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ
Căng thẳng, stress kéo dài tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới

Vô sinh nữ giới có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

1. Các vấn đề ở tử cung

Một số nguyên nhân tử cung hoặc cổ tử cung có thể cản trở quá trình làm tổ của trứng hoặc làm tăng nguy cơ sẩy thai ở nữ giới:

  • Polyp hoặc khối u lành tính (u xơ) thường gặp trong tử cung. Một số khối u này có thể làm tắc ống dẫn trứng làm cản trở đến khả năng có thai và sinh sản ở nữ giới.
  • Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô thường phát triển trong tử cung lại làm tổ và phát triển ở những nơi khác. Sự phát triển thêm các mô này và phẫu thuật cắt bỏ nó có thể gây ra sẹo làm tắc ống dẫn trứng, ngăn không cho trứng và tinh trùng hợp nhất.
  • Các dị tật ở cổ tử cung: như cổ tử cung có hình dạng bất thường, hẹp cổ tử cung có thể gây ra các vấn đề về khả năng mang thai hoặc duy trì thai kỳ.
  • Đôi khi cổ tử cung không thể sản xuất loại chất nhờn tốt nhất để cho phép tinh trùng di chuyển qua cổ tử cung vào tử cung qua đó làm giảm cơ hội trứng gặp được tinh trùng là thụ tinh gây vô sinh ở nữ.
Lạc nội mạc tử cung nếu không điều trị kịp thời có thể gây vô sinh nữ
Lạc nội mạc tử cung nếu không điều trị kịp thời có thể gây vô sinh nữ

2. Các tổn thương ở ống dẫn trứng

Ống dẫn trứng bị hư hỏng hoặc tắc nghẽn khiến tinh trùng không thể gặp trứng hoặc chặn đường đi của trứng đã thụ tinh vào tử cung gây vô sinh nữ. Nguyên nhân gây ra tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng có thể bao gồm:

  • Bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng do chlamydia, bệnh lậu hoặc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Các di chứng sau phẫu thuật ở vùng bụng hay khung chậu của nữ giới bao gồm phẫu thuật mang thai ngoài tử cung làm tổn thương ống dẫn trứng.
Viêm ống dẫn trứng gây tắc nghẽn ống dẫn trứng ngăn cản trứng rụng gặp tinh trùng
Viêm ống dẫn trứng gây tắc nghẽn ống dẫn trứng ngăn cản trứng rụng gặp tinh trùng

3. Các rối loạn rụng trứng ở nữ giới

Rụng trứng không thường xuyên hoặc không rụng trứng là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các trường hợp vô sinh nữ. Các vấn đề trong việc điều hòa hormone sinh sản của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên hoặc các vấn đề ở buồng trứng có thể gây ra rối loạn rụng trứng.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): PCOS gây mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. PCOS có liên quan đến tình trạng kháng insulin và béo phì, mọc lông bất thường trên mặt hoặc cơ thể và mụn trứng cá. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh nữ.
  • Rối loạn chức năng hạ đồi: Hai hormone do tuyến yên sản xuất chịu trách nhiệm kích thích rụng trứng mỗi tháng là hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH). Căng thẳng, stress kéo dài hoặc trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh có thể làm gián đoạn việc sản xuất các hormone này và ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.
  • Suy buồng trứng nguyên phát (suy buồng trứng sớm): do phản ứng tự miễn dịch hoặc do các yếu tố di truyền hoặc hóa trị bệnh mà buồng trứng của phụ nữ không còn khả năng sản xuất trứng.
Buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở phụ nữ
Buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở phụ nữ

4. Tuổi tác

Theo các chuyên gia y tế, độ tuổi từ 25-30 được xem là “giai đoạn vàng” để sinh con ở phụ nữ. Sau 30 tuổi khả năng mang thai của phụ nữ bắt đầu suy giảm và suy giảm rất nhanh sau độ tuổi 35. Phụ nữ ở độ tuổi đó sẽ có số lượng và chất lượng trứng thấp, kèm với sự giảm sút về sức khỏe, việc chậm con, vô sinh cũng thường dễ dàng xảy ra hơn.

5. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai gây ức chế và ngăn cản buồng trứng rụng trứng. Quan hệ tình dục không an toàn và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp ở các bạn trẻ khiến cho buồng trứng hoạt động ngày càng kém. Ngoài ra, ở một số nữ giới gặp các vấn đề về da liễu thường sử dụng thuốc tránh để điều trị tình trạng mụn trứng cá, điều này vô tình có thể khiến buồng trứng mất dần khả năng rụng trứng, dẫn tới vô sinh nữ.

6. Lối sống, sinh hoạt bừa bãi

Sinh hoạt tình dục bừa bãi dẫn tới lây nhiễm các bệnh xã hội như lậu, giang mai, HIV,… Bên cạnh đó, việc nạo phá thai nhiều, đặc biệt ở giới trẻ khiến tỷ lệ vô sinh nữ ngày càng tăng.

Ngoài những nguyên nhân được nêu trên, còn có những trường hợp vô sinh nữ không thể tìm được nguyên nhân. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp người bệnh có thể tự khỏi khi điều chỉnh lại lối sống và chế độ sinh hoạt, ăn uống của mình.

Vô sinh ở nữ có chữa được không?

Hiện nay, đã có nhiều cặp vợ chồng điều trị vô sinh hiếm muộn thành công. Vì vậy, không có gì là không thể nếu chúng ta thay đổi nhận thức đúng đắn về căn bệnh cũng như sớm thực hiện thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

1. Thăm khám và xử lý các nguyên nhân gây vô sinh nữ

Việc chẩn đoán sớm vô sinh ở nữ giới giúp các bác sĩ lên phác đồ điều trị ngay từ khi chớm bệnh. Các xét nghiệm được tiến hành để chẩn đoán hoặc loại trừ vấn đề sinh sản của nữ giới gồm có:

  • Xét nghiệm máu tổng quát
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm hormone tuyến giáp
  • Siêu âm tuyến vú
  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ
  • Kiểm tra trứng
  • Kiểm tra nội mạc tử cung,…
Siêu âm tuyến vú tầm soát vô sinh nữ
Siêu âm tuyến vú tầm soát vô sinh nữ

2. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng bổ trứng

Một số trường hợp vô sinh nữ do thừa cân, béo phì, hay stress kéo dài hoàn toàn có thể điều trị thành công chỉ bằng việc thay đổi thói quen sống hàng ngày:

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn: tránh các chất béo chuyển hóa (có nhiều trong bơ thực vật và đồ chiên xào nhiều dầu mỡ…); hạn chế tối đa các loại rượu, bia và các chất kích thích có hại; sử dụng kết hợp chế độ ăn eat clean nhiều rau xanh và thực phẩm sạch giàu đạm, protein, sắt và các vitamin có lợi.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: rèn luyện thể dục thể thao duy trì khối lượng cơ thể ở mức vừa phải, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín, tránh mặc đồ lót chật,…
  • Tránh căng thẳng, lo âu: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể khiến các cặp vợ chồng có kết quả điều trị vô sinh kém hơn.

Tìm hiểu thêm: Ăn gì để dễ thụ thai?

3. Phương pháp hỗ trợ sinh sản

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn của nữ giới mà các bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp hỗ trợ sinh sản thường được áp dụng chữa vô sinh nữ tại Việt Nam cho hiệu quả cao:

  • Dùng hormone để giải quyết tình trạng mất cân bằng hormone, lạc nội mạc tử cung hoặc chu kỳ kinh nguyệt ngắn ở nữ.
  • Dùng thuốc để kích thích rụng trứng.
  • Phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp và tử cung (IUI)
  • Phương pháp tiêm thẳng tinh trùng vào trứng (ICSI)
  • Phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF)
  • Sử dụng tinh trùng hoặc trứng được hiến tặng
Thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp cho tình trạng từng người
Thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp cho tình trạng từng người

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, các phương pháp hỗ trợ sinh sản mới ra đời đã đem lại hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn con. Việc sớm nhận biết các dấu hiệu vô sinh nữ kết hợp với lộ trình điều trị hợp lý sẽ giúp nữ giới nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh lý này. Mong rằng, bài viết Triệu chứng vô sinh ở phụ nữ đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc.

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments