Phụ nữ trên 35 tuổi muốn sinh con thứ 3 cần lưu ý những gì?

Sau ngưỡng 35 tuổi không còn là giai đoạn lý tưởng nhất để phụ nữ đẻ con. Tuy nhiên vẫn có nhiều chị em mong muốn sinh thêm con ở độ tuổi này. Dù thế nào đi nữa thì việc mang thai và sinh nở vẫn luôn là nguyện vọng chính đáng, là điều vô cùng thiêng liêng đối với người phụ nữ. Để hành trình sinh con sau tuổi 35 diễn ra suôn sẻ, Yo Sperm Test sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về những khó khăn và những điều cần lưu ý trước khi mang thai.  

Nguy cơ phụ nữ mang thai ở tuổi 35 phải đối mặt

1. Khó thụ thai do chất lượng trứng suy giảm

35 tuổi là mốc quan trọng trong tiến trình sinh sản của phụ nữ bởi vì từ độ tuổi này, số lượng và chất lượng buồng trứng bị suy giảm rõ rệt. Đây là nguyên nhân khiến phụ nữ từ tuổi 35 trở đi khó thụ thai hơn. Theo nghiên cứu, độ tuổi sinh sản tốt nhất của nữ giới là 20-29 tuổi, ở tuổi 30 có 20% cơ hội thụ thai mỗi tháng, bước sang tuổi 40 chỉ còn 5% cơ hội và đến ngưỡng 45 tuổi, đa số phụ nữ muốn có con đều phải sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Lý do là vì số lượng trứng của người phụ nữ luôn thay đổi từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ và nó giảm dần theo thời gian. Vào khoảng tuần thứ 20, bào thai bé gái có đến 6-7 triệu quả trứng. Khi sinh ra có hơn 1 triệu quả trứng. Ở giai đoạn dậy thì, số lượng trứng là 300.000-500.000 nhưng chỉ có 300 quả sẽ trưởng thành và được giải phóng trong quá trình trứng rụng. Tuổi tác tăng lên làm giảm dự trữ buồng trứng, giảm hormone FSH, dẫn đến số lượng trứng non phát triển thành trứng trưởng thành giảm đi. 

Hơn nữa, khi tuổi tác tăng, sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ càng làm giảm số lượng trứng có hiện tượng phóng noãn và rụng. Buồng trứng cũng làm việc kém hiệu quả hơn trong việc tạo ra trứng khỏe mạnh khi người phụ nữ có tuổi. Quá trình lão hóa cũng là nguyên nhân khiến buồng trứng bị suy giảm chất lượng cho chịu sự tấn công của các gốc tự do. Vì vậy, chị em trên 35 tuổi chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc thụ thai.

Phụ nữ trên 35 tuổi khả năng thụ thai giảm đáng kể
Phụ nữ trên 35 tuổi khả năng thụ thai giảm đáng kể

Cùng tìm hiểu xem kích thước trứng để thụ thai là như thế nào nhé!

2. Trẻ được sinh ra bởi mẹ lớn tuổi dễ mắc phải các bệnh về di truyền và nhiễm sắc thể

Khi tuổi tác cao, sau khi trứng chín và rụng dễ xảy ra sự kết dính các nhiễm sắc thể với nhau, dẫn đến tình trạng bất thường nhiễm sắc thể. Đây là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra dễ mắc phải các vấn đề về di truyền như hội chứng chậm phát triển trí não, hội chứng Down, Edwards,…

Phụ nữ mang thai ở độ tuổi 35 trở đi, tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh tăng lên theo hình dốc đứng: Ở tuổi 25, tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down là 1/1.250; đến tuổi 30, tỷ lệ này tăng lên 1/940, ở tuổi 35 tỷ lệ là 1/353 và với tuổi 45, cứ 35 người mang thai lại có 1 trường hợp thai mắc hội chứng này. Đây là một con số đáng lo ngại đối với những chị em đang có ý định sinh thêm con ở độ tuổi 35-45 tuổi. 

Trẻ sinh ra khi mẹ đã lớn tuổi dễ mắc các bệnh về di truyền và nhiễm sắc thể
Trẻ sinh ra khi mẹ đã lớn tuổi dễ mắc các bệnh về di truyền và nhiễm sắc thể

3. Mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp khi mang bầu ở tuổi 35

Có hai loại bệnh lý hay gặp phải trong giai đoạn mang thai mà chị em cần cẩn trọng là tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Không may là tỷ lệ này tăng cao trong nhóm bà mẹ trên 35 tuổi mang thai. Ở độ tuổi 35-40 tuổi, chị em có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với mang thai ở tuổi 20. Bởi vì khi tuổi tác tăng lên, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, khả năng ổn định đường huyết của cơ thể cũng giảm theo. Hơn nữa, tiểu đường thai kỳ chính là một trong những bệnh lý dẫn đến biến chứng cao huyết áp ở mẹ bầu. 

Những bệnh lý mắc phải trong giai đoạn thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Tiểu đường thai kỳ có thể khiến kích thước thai nhi phát triển vượt mức trung bình và dễ khiến mẹ gặp phải chấn thương trong quá trình vượt cạn. Còn tình trạng huyết áp tăng cao khi mang bầu có thể dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như tim mạch, thận,… gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong thai kỳ
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong thai kỳ

4. Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non

Nếu mang thai ở tuổi 35 hoặc muộn hơn nữa, nguy cơ sinh non, thai lưu, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí là sẩy thai cũng tăng lên. Bởi vì theo thời gian, cơ quan sinh sản của nữ giới dễ nảy sinh ra các vấn đề như u xơ cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung khiến cho cấu trúc và chức năng của tử cung không còn phù hợp cho việc thụ thai và nuôi thai. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sinh sản, có khoảng 10% phụ nữ ở độ tuổi 20 bị sảy thai; con số này tăng lên mức 12% ở những năm 30 tuổi; bước sang tuổi 35, tỷ lệ sảy thai là 18% và lên đến 34% ở phụ nữ 40 tuổi. 

Thêm nữa, nhiều trường hợp phụ nữ sinh con sau tuổi 35 được ghi nhận bị nhau tiền đạo (nhau thai che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, dẫn đến chảy máu ồ ạt khi sinh thường); hoặc tình trạng không có cơn co tử cung, suy tim thai… nên phải mổ để lấy thai. 

Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai dễ bị sảy thai hoặc sinh non
Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai dễ bị sảy thai hoặc sinh non

Những điều phụ nữ trên 35 tuổi cần lưu ý trước khi mang thai

Nếu bạn đã bước sang độ tuổi 35 và đang có dự định sinh thêm đứa nữa thì hãy lưu ý những điều dưới đây để giảm thiểu những rủi ro và biến chứng trong thai kỳ cũng như quá trình sinh nở. 

1. Kiểm tra sức khỏe

Trước khi quyết định dừng các biện pháp tránh thai để mang thai lần tiếp theo, mẹ nên tầm soát sức khỏe sinh sản, trong đó có các xét nghiệm tiền sản đặc biệt dành riêng cho phụ nữ lớn tuổi. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm nào, lợi ích ra sao và phòng tránh được các nguy cơ gì cho mẹ và thai nhi sau này. 

Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, kiểm tra sức khỏe giúp đánh giá khả năng thụ thai của mẹ, đánh giá chất lượng buồng trứng và niêm mạc để xem xét sức khỏe và cơ thể mẹ có đáp ứng được việc mang thai ở lần tiếp theo này hay không. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên để có thể cải thiện cơ hội mang thai cũng như đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong trường hợp không đủ điều kiện để sinh con ở độ tuổi này, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn đưa ra các lựa chọn về phương pháp hỗ trợ sinh sản.  

Phụ nữ trên 35 tuổi có dự định mang thai nên kiểm tra sức khỏe tiền sản
Phụ nữ trên 35 tuổi có dự định mang thai nên kiểm tra sức khỏe tiền sản

2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống trước khi mang thai và trong giai đoạn thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng thụ thai và sự phát triển của thai nhi. Như đã đề cập ở trên, phụ nữ bước sang tuổi 35 chất lượng buồng trứng sẽ bị suy giảm rõ rệt. Vì vậy, mẹ cần có các biện pháp cải thiện chất lượng buồng trứng thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày nếu muốn sinh con ở giai đoạn này. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trước và trong khi mang thai giúp tăng cơ hội thụ thai, đảm bảo cơ thể mẹ ở điều kiện tốt nhất và quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ. 

Axit folic, sắt, vitamin D, canxi, protein và khoáng chất là những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai. Hãy xây dựng một thực đơn đa dạng với nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng cần thiết và thực hiện theo thực đơn từ 2-3 tháng trước khi thụ thai để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy ăn nhiều loại rau củ quả, ngũ cốc, các loại đậu và thịt nạc; uống sữa và bổ sung các thực phẩm giàu canxi để giúp xương và răng chắc khỏe cũng như giúp em bé phát triển tốt. Đặc biệt, mẹ cần nạp 0,4 mg acid folic mỗi ngày trong suốt thai kỳ để giảm thiểu dị tật bẩm sinh ở trẻ- nguy cơ cao ở phụ nữ lớn tuổi. Nguồn thực phẩm cung cấp acid folic là rau xanh, gan và một số loại trái cây có múi.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống trước và trong khi mang thai
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống trước và trong khi mang thai

Tuy nhiên, chế độ ăn uống hàng ngày chưa chắc đã cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trên 35 tuổi. Vì vậy, các bác sĩ khoa sản khuyến cáo mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng trước khi mang thai. Top 3 loại viên uống cần thiết cho phụ nữ trên 35 tuổi được rất nhiều chị em tin dùng hiện nay phải kể đến bổ trứng Wellova Max, vitamin tổng hợp Pregnacare MaxGlutathione Maxx500. Đây đều là những loại thực phẩm chức năng giúp tăng khả năng thụ thai, cải thiện chất lượng buồng trứng và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

Top 3 thực phẩm chức năng tốt nhất mẹ bầu trên 35 tuổi nên sử dụng
Top 3 thực phẩm chức năng tốt nhất mẹ bầu trên 35 tuổi nên sử dụng

Nếu vợ chồng bạn đã có bé gái hoặc bé trai và đang mong muốn sinh thêm để “đủ nếp đủ tẻ”, hãy tham gia ngay vào Hội Ươm Mầm Hạnh Phúc – Đón Con Yêu để được nhận miễn phí danh sách những thực phẩm mẹ trên 35 tuổi cần tránh để giảm thiểu các nguy cơ trong giai đoạn mang thai nhé.

3. Tăng cân hợp lý

Trong quá trình mang thai, chị em sẽ không tránh khỏi việc tăng cân, nhiều người còn cho rằng tăng cân càng nhiều chứng tỏ em bé càng lớn, càng phát triển nhanh. Tuy nhiên, nếu cân nặng tăng quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong thai kỳ. Vì vậy, chị em mang thai ở tuổi 35 cần đặc biệt chú ý. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để biết rằng cơ thể mình tăng bao nhiêu cân là phù hợp. 

Đối với phụ nữ có trọng lượng bình thường, khi mang thai nên tăng 10-15 kg. Nếu hơi thừa cân, bạn chỉ cần tăng từ 5-10 kg, còn đối với phụ nữ béo phì, hãy cố gắng chỉ tăng khoảng 4-8 kg. Tăng cân hợp lý giúp giảm nguy cơ thai nhi chậm phát triển và hạ thấp các nguy cơ trước sinh. Với phụ nữ trên 35 tuổi, điều này còn giảm thiểu các bệnh lý phát triển trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp.

Mẹ trên 35 tuổi cần giữ cân nặng ở mức hợp lý khi mang thai
Mẹ trên 35 tuổi cần giữ cân nặng ở mức hợp lý khi mang thai

4. Vận động

Hoạt động thể chất là cách hữu hiệu giúp bạn giữ mức cân nặng hợp lý trong giai đoạn mang thai, tăng cường sức khỏe tổng thể và giải tỏa căng thẳng. Đối với những chị em ở ngưỡng tuổi 35, vận động giúp giai đoạn chuyển dạ và sinh con của bạn diễn ra suôn sẻ hơn, tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp trong quá trình vượt cạn. Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi và thể chất lúc đang mang thai như đi bộ sau bữa ăn, tập Yoga,… 

Tập thể dục đều đặn trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai
Tập thể dục đều đặn trước khi mang thai và trong suốt quá trình mang thai

5. Tránh hóa chất độc hại

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc lá, đồ uống có cồn, chất tẩy rửa, sơn dầu, thuốc nhuộm tóc,… Đây đều là những chất có hại cho thai nhi, làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh tâm thần và khuyết tật. Tránh xa thuốc lá và rượu bia giúp mẹ phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật và sinh con nhẹ cân- vấn đề phổ biến ở các bà mẹ lớn tuổi. 

Tránh sử dụng rượu bia và tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Tránh sử dụng rượu bia và tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Bật mí cách dễ thụ thai cho người kinh nguyệt không đều.

Mang thai là hành trình đầy vất vả đối với phụ nữ, những chị em trên 35 tuổi lại càng phải chú ý hơn vì rất dễ gặp phải các nguy cơ và biến chứng trong thai kỳ. Hy vọng với 5 lưu ý dành cho phụ nữ trên 35 tuổi muốn sinh con thứ 3 sẽ giúp các mẹ có thai kỳ suôn sẻ và như ý! 

guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments